Các nhóm khoáng vật evaporit chính Evaporit

  • Các halua: halit (NaCl), sylvit (KCl) và fluorit (CaF2)
  • Các sulfat: thạch cao (CaSO4•2H2O), barit (BaSO4) và thạch cao khan (CaSO4)
  • Các nitrat: nitratit (NaNO3) và niter (KNO3)
  • Các borat: thông thường tìm thấy trong các trầm tích hồ nước mặn khô cằn, khá phổ biến tại tây nam Hoa Kỳ. Các borat phổ biến là borac (Na2[B4O5 (OH)4]•8H2O), từng được sử dụng trong một số dạng xà phòngchất tẩy rửa bề mặt.
  • Các cacbonat: chẳng hạn như trona (Na3H(CO3)2•2H2O), được hình thành trong các hồ nước mặn nội địa.

Các khoáng vật evaporit bắt đầu kết tủa khi nồng độ của chúng trong nước đạt tới mức giới hạn mà chúng không thể hòa tan thêm nữa.

Các khoáng vật kết tủa từ dung dịch theo trật tự ngược lại với trật tự về độ hòa tan của chúng, chẳng hạn trật tự kết tủa từ nước biển là:

  1. Canxit (CaCO3) và dolomit (CaMg(CO3)2)
  2. Thạch cao (CaSO4•2H2O) và thạch cao khan (CaSO4).
  3. Halit (như muối ăn thông thường NaCl)
  4. Các muối kalimagiê.

Sự phổ biến của các loại đá được hình thành từ trầm lắng nước biển là tương tự như trật tự đã nêu. Vì thế, đá vôi (canxit) và dolomit là phổ biến hơn so với thạch cao và thạch cao là phổ biến hơn so với halit, và halit là phổ biến hơn so với các đá hình thành từ muối của kalimagiê.

Các evaporit có thể dễ dàng tái kết tinh trong các phòng thí nghiệm nhằm kiểm tra các điều kiện và các đặc trưng trong sự hình thành của chúng.